Những loài nào sẽ dẫn đầu sự phát triển của nuôi trồng thủy sản toàn cầu.
Theo thời gian các loài thủy sản thương mại dần trở nên quá mức như cá hồi hay tôm, tốc độ phát triển các loài này cũng chững lại và duy trì ở mức độ nhất định, đôi khi bị sụt giảm. Vì là các ngành quen thuộc nên chúng được đầu tư sản xuất nhiều, từ đó dễ bị tác động khách quan như cung nhiều hơn cầu, giá giảm, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc cũng nghiêm ngặt hơn. Thêm vào đó đại dịch Covid-19 đang dần thay đổi thói quen thương mại theo các chiều hướng khác nhau và khác với lối thương mại cũ. Do đó việc xác định những loài thủy sản tương lai gần sẽ là mũi nhọn của ngành nuôi trồng thủy sản trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bangladesh là một trong những quốc gia hiện đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về nuôi trồng thủy sản.
Về cơ bản có thể chia nuôi trồng thủy sản ra thành ba nhóm cá chính. Loại một bao gồm cá Hồi, cá Chẽm và Tráp biển. Đây là những loài nuôi tuyệt vời nhưng lại có sự ràng buộc về tăng trưởng – đặc biệt là hạn chế về giấy phép nuôi. Chúng là loài nuôi chính ở các quốc gia phương Tây và phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về môi trường cho đến khi hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn cùng vèo nuôi ngoài khơi ra đời. Đây là lĩnh vực đã lâu đời nên mức tăng trưởng chỉ từ 1 – 5% mỗi năm là tối đa.
Nhóm thứ hai bao gồm phần lớn là nhóm cá chép và cũng như nhóm cá hồi. Ngành sản xuất cá chép đang giảm dần, đặc biệt là ở Trung Quốc, tăng trưởng từ 5 – 8%/năm chỉ còn 2 – 3%. Tốc độ tăng trưởng của cá chép ở Ấn Độ tương đối tốt, xung quanh mốc 5% nhưng vẫn được xem là một thị trường nhỏ so với Trung Quốc.
Nhóm cuối cùng lại nhóm trái ngược hoàn toàn với hai nhóm trên, đó là những loài xuất hiện mang hai điểm chung là có tính mới và khá non nớt.
Nhóm cá nước ngọt
Hiện tại, có hai loài cá nước ngọt đáng chú ý, dù đây là những loài đã đạt mức thương mại hóa cao nhưng lại có thể sẵn sàng cho một thời kì hưng thịnh mới.
Hai loài được đề cập ở đây chính là cá rô phi và cá tra. Ban đầu chúng được nuôi với mục đích xuất khẩu, ví dụ như ở Trung Quốc nuôi cá rô phi cho thị trường Châu Âu, Việt Nam nuôi cá Tra cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, theo thời gian mọi thứ đã thay đổi, thị trường của hai loài cá này đã giảm nhu cầu đáng kể.
Nuôi cá rô phi trong lồng ở Brazil.
Cùng với các yếu tố khách quan và tác động bởi dịch Covid-19, nền công nghiệp này bắt đầu chuyển hướng mới. Mô hình kinh doanh lợi nhuận và phát triển nhất chuyển mình theo hướng sản xuất và cung cấp cho nội địa cho chính đất nước đó. Quá trình trình này được thực hiện thông qua các sự thay đổi về di truyền, cải thiện thức ăn và các công nghệ tiên tiến được áp dụng.
Hình thức này phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu tốt, nguồn cung cấp thức ăn tốt, nguồn nước tốt và thị trường địa phương rộng lớn chẳng hạn như ở Ấn Độ, Brazil và Bangladesh. Bên cạnh đó một ví dụ điển hình nữa là các vùng cận Sahara – Châu Phi với sản lượng cá rô phi đang phát triển rất nhanh, người dân ở đó xem đây là loại cá chất lượng tuyệt vời và giá cũng giảm từ 5 – 6 USD/kg còn 2 – 3USD/kg, có nghĩa là nó gần như có thể cạnh tranh với thịt gà.
Nhóm cá nước mặn
Ngày này, đánh bắt tự nhiên dần giảm đị đối với nhiều loài sinh vật biển phổ biến – những loài có hình ảnh đẹp và có giá thị trường tốt nhưng người tiêu dùng lại gặp khó khăn trong tìm nguồn cung. Mặt khác, công nghệ đang giúp việc nuôi những loài này trở nên khả thi hơn – nhờ vào sự cải tiến trong thức ăn, di truyền, công nghệ nuôi và chuỗi đông lạnh. Những tiến bộ này đến từ ngành cá hồi, tôm nước lợ,…
Đây chính là những loài tiềm năng cho một thế hệ cá thương mại mới, trong danh mục này nổi bật lên hai loài tiềm năng nhất: cá Vược sọc (Morone saxatilis) và cá vua đuôi vàng (Seriola lalandi)
Cá Vược sọc là một loài phổ biến và hiện được sản xuất nhiều ở Mexico, nổi bật là công ty Pacifico- một trang trại tiềm năng khi gần với Mỹ, có trại giống, nguồn thức ăn và vị trí tốt cùng nguồn nước dồi dào.
Cá vược sọc.
Seriola lalandi (cá vua đuôi vàng), đây là loài cá có giá trị rất cao và phù hợp với ẩm thực của cả Nhật Bản (dạng tươi sống) và Ý (dạng khô) hiện chúng đang lan rộng ra khắp thế giới. Đặc điểm vượt trội của sản xuất loài này là không có đối thủ cạnh tranh về khả năng cung cấp liên tục với chất lượng rất tốt và đồng đều, có thể thu hoạch bất cứ khi nào cần mà không cần bị đông lạnh và vận chuyển đến bên thứ ba. Khả năng cung cấp sản phẩm tươi hàng ngày là cách tốt nhất để phát triển một loài mới trở nên thành công, từ đó có thể thấy việc đánh bắt tự nhiên không thể cạnh tranh được.
Cá vua đuôi vàng.
Như vậy có thể thấy rằng: Nhu cầu mới lạ, tự chủ về nguồn cung và định hướng mới trong hoạt động thị trường đã đòi hỏi chúng ta cần xác định rõ loài cá nào sẽ trở thành nguồn sản phẩm mũi nhọn và là xu hướng hướng của thị trường trong thời gian sắp tới. Đón đầu xu hướng và tập trung sản xuất sẽ giúp chúng ta có thể thích nghi kịp thời, bắt nhịp sản xuất và nâng cao giá trị của ngành nuôi trồng thủy sản với con người. Bên cạnh đó, việc dự đoán xu hướng có thể hỗ trợ chúng ta có các phương án sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường hơn.