Quy chuẩn nước nuôi tôm là điều mà mọi người nuôi tôm cũng đều phải biết, thế nhưng nước như thế nào là đủ quy chuẩn nước nuôi tôm. Chất lượng của nước quyết định hơn phân nửa sự thành công của vụ nuôi, tôm khỏe mạnh hay không, ưa bệnh hay không, mau lớn hay không đều do chất lượng nước quyết định. Nước cần phải sạch, phải đủ dinh dưỡng thì tôm mới phát triển bình thường được. Thế nhưng chất lượng nước lại chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường như thời tiết, nước tự nhiên, khiến các chỉ số của nước thay đổi thường xuyên, khiến người nông dân phải thường xuyên kiểm tra Quy chuẩn nước nuôi tôm. Hôm nay, chúng tôi xin cung cấp cho bà con các Quy chuẩn nước nuôi tôm nhằm giúp bà con dễ dàng hơn trong việc kiểm tra chất lượng nước.
1. Chất lượng nước và chất đất
Điều đầu tiên trong Quy chuẩn nước nuôi tôm là phải kiểm tra tính đất và tính nước. Trong nuôi tôm nên tránh đất phèn, đất phèn khiến pH thấp cũng như nước bị cứng.
Để hạn chế ảnh hưởng của phèn thì phải thiết kế ao tôm thích hợp và chế độ quản lý nước phù hợp. Muốn vậy thì trước khi đào ao, nên biết rõ chất lượng đất và chiều sâu các lớp đất. Việc tìm hiểu chất đất vừa giúp thiết kế ao sao cho giảm ảnh hưởng của phèn, vừa giúp tính lượng hóa chất cần thiết để cải tạo đất, nhờ đó tiết kiệm nhiều chi phí.
2. Nhiệt độ
Nhiệt đô ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26 – 32°C. Cần chú ý khi nhiệt độ tăng trên 32°C. Ở nhiệt độ 35°C, 100% tôm dưới một tháng tuổi chết; trên 40°C thì toàn bộ tôm sẽ chết. Nhiệt độ thấp thì tôm sẽ chậm lớn.
Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. Các máy đo pH, độ muối, DO đều có chức năng đo nhiệt độ.
3. Độ mặn
Độ mặn cũng là yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng nước nuôi tôm. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú, độ mặn thích hợp là 5 – 35 (‰ – phần ngàn).
Lưu ý: Hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng được khuyến cáo ở độ mặn 5% để giảm nguy cơ bệnh gan tụy.
Có thể đo độ mặn bằng bằng tỉ trọng kế, khúc xạ kế, dẫn điện kế hay kit đo nhanh.
4. pH
pH nước là Quy chuẩn nước nuôi tôm khác mà bà con phải kiểm tra thường xuyên khi nuôi tôm. pH tối ưu cho tôm là từ 7.5 – 8.5, tuy nhiên pH rất dễ thay đổi khi thời tiết biến động như những ngày mưa bão, nắng gắt. Những ngày này tôm cá dễ bị sốc do pH biến động.
Có thể đo pH bằng máy đo, bút đo . Ưu điểm của dùng bút và máy đo là các bước đo rất nhỏ, tăng từng 0,1 độ pH, ví dụ 7,0 – 7,1 – 7,2. Tuy nhiên để có được giá trị đúng thì phải thường hiệu chỉnh một tuần một lần. Chất lượng của bút và máy rất thay đổi. Các máy và đặc biệt các bút pH rẻ tiền rất nhanh hỏng phần đầu dò, dù có sử dụng hay không, nên không còn hiệu chỉnh được dù máy vẫn cho ra số, nhưng là pH sai.
5. Ôxy hòa tan, BOD và COD
Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.
BOD (Nhu cầu ôxy sinh học) là lượng ôxy mà các sinh vật phù du và vi khuẩn tiêu thụ. COD là lượng ôxy cần thiết để chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2. COD càng cao thì nước càng giàu các hợp chất hữu cơ, nghĩa là càng bẩn, và làm ôxy hòa tan giảm.
BOD và COD ít khi được dùng để quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi, nhưng được dùng để quản lý nước thải. Việc xác định BOD và COD phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm có đủ điều kiện.
Tiêu chuẩn Việt nam quy định cho nước thải từ các ao nuôi tôm thì BOD không được vượt quá 50 mg/l và COD không được vượt quá 150 mg/l.
6. Độ kiềm (KH)
Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l.
Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm. Độ kiềm rất dễ thay đổi, do đó cần kiểm tra độ kiềm mỗi 3 – 5 ngày.
7. Độ cứng tổng (GH) và khoáng chất
Độ cứng (GH) là Quy chuẩn nước nuôi tôm đo tổng lượng các khoáng quan trọng cho tôm là Canxi (Ca) và Magiê (Mg) trong nước. Độ cứng được tính bằng đơn vị đo là mg/l CaCO3tương tự như độ kiềm, nhưng độ cứng và độ kiềm là các thông số hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều người nhầm lẫn lộn hai đại lượng này.
Độ khoáng và tỉ lệ khoáng trong nước biển (độ mặn 35 ‰) được cho trong bảng. Nước lợ từ sông ngòi có tỉ lệ các khoáng tương tự như trong muối biển. Hàm lượng khoáng trong nước lợ được tính như sau: Khoáng trong nước biển × độ muối (ppt) : 35.
Độ mặn | Ca (mg/l) | Mg (mg/l) | K (mg/l) | Mg:Ca:K |
---|---|---|---|---|
35%o | 400 | 1290 | 380 | 3,2:1:,9 |
Với tôm nuôi trong môi trường nước lợ thì quan trọng hơn cả là tỉ lệ Mg:Ca:K. Tỉ lệ này phải bằng với trong nước biển để tôm phát triển bình thường.
Nước sông và nước biển tự nhiên đảm bảo các yếu tố khoáng, là nước tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, hàm lượng khoáng Magiê trong nước cũ lâu ngày giảm do bị đất hấp thu, nên cần bổ xung muối Magiê Clorua hay Magiê Sulphat.
Nước giếng khoan rất khác với nước sông và nước sông hồ và nước biển. Cụ thể, hàm lượng kali, magiê và canxi thường thấp hơn trong nước nước biển và nước lợ từ sông ngòi. Do đó, nhất thiết phải kiểm tra Kali, Magiê, và Canxi và điều chỉnh về giá trị cần thiết.
8. Độ trong
Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn). Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ ôxy hòa tan. Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày ôxy hòa tan cao, nhưng đêm ôxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù xa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù xa đã lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30 – 35 cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.
9. Sunphua hyđrô (H2S)
Suynphua Hyđrô là khí rất độc đối với tôm và động vật trong đó có người. H2S hình thành do sự phân hủy yếm khí thức ăn thừa, xác cây cỏ và chất thải của vật nuôi, hay từ iôn Sunphat nhờ vi khuẩn khử Suynphat. Bùn đáy có màu đen và có mùi trứng thối là vì sự hiện diện của H2S. Các ao đất phèn có nguy cơ bị nhiễm Suynphua Hydrô cao.
Tôm ưa sống gần lớp bùn, nên sự tích tụ H2S trong bùn đáy và lớp nước đáy ảnh hưởng rất lớn. Tôm mệt mỏi khi H2S 0,1 –0, 2 mg/l; chết từ từ và chìm xuống đáy khi nồng độ H2S trong nước đáy là 0,9 mg/l, cho dù ôxy cao; và chết ngay lập tức khi H2S lên 4 mg/l.
Theo TCVN cho nước nuôi tôm, nồng độ sunphua tự do H2S không được vượt quá 0,05 mg/l.
10. Nitrat (NO3–)
Nitrat không độc và là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm không bị ảnh hưởng của nồng độ NO3– ở 900 mg/l. Tuy nhiên NO3 quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng; tảo, trong đó có tảo độc phát triển mạnh, làm giảm chất lượng nước.
Nói chung, nitrat không phải là vấn đề cần quan tâm, nên thường không cần theo dõi.
11. Amôniac (NH3)
Amôniac rất độc với tôm. Thử nghiệm trên 5 loại tôm cho thấy, NH30.45 mg/L làm giảm tốc độ lớn 50%. Theo TCVN, nồng độ amôniac tự do NH3trong nước nuôi tôm không được vượt ngưỡng 0,3 mg/l, nhưng ngưỡng tối ưu là 0,1 mg/l.
Muốn đo amôniac trong ao tôm nước lợ, ta cần dùng các kit đo dành cho cả nước ngọt và nước mặn bằng phương pháp salicilat
12. Nitrit
Nitrit NO2– là chất độc cho con nuôi. Nitrit ngấm vào cơ thể tôm cá qua mang và da. Nitrit tác dụng với máu, làm quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể trở nên khó khăn, con nuôi èo uột, chậm lớn, dễ bị bệnh và thậm chí tử vong. Đặc biệt, cá rất nhậy cảm với nitrit. Giới hạn nitrit cho ao tôm là 1 mg/l NO2– (hay 0,3 mg/l NO2–/N).